tUYỂN NHÂN VIÊN HIỆN TRƯỜNG

Triển vọng ngành xây dựng năm 2021: Tiềm năng phục hồi từ nhu cầu nội địa

1. Nhân tố khách quan

Thiên tai và diễn biến thời tiết xấu ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của 58,3% doanh nghiệp xây dựng. Thêm vào đó, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến thời gian giãn cách xã hội kéo dài. Nhiều công trình xây dựng bị gián đoạn và tâm lý lo lắng của người lao động khiến cho tình hình phức tạp và khó khăn hơn.

Ngành xây dựng đối mặt với nhiều khó khăn đến từ những nhân tố khách quan

Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng phải đối mặt với một số vấn đề còn tồn đọng trong giai đoạn trước như số lượng dự án phê duyệt giảm, thủ tục hành chính phức tạp và quá trình đấu thầu thay đổi gây áp lực không nhỏ đối với sự phát triển doanh nghiệp. Chậm tiến độ và tình trạng thiếu vốn cũng là những mảng màu xám trong bức tranh ngành xây dựng năm 2020.

2. Lợi nhuận lao dốc

Năm 2020 chứng kiến sự lao dốc của lợi nhuận nhiều ông lớn ngành xây dựng. Việc Coteccons tách khỏi Ricons đã đặt dấu chấm hết của đế chế Coteccons Group. Sự đổ vỡ cũng kéo theo nhiều hệ lụy với ngành xây dựng. Riêng trong quý 4 năm 2020, lợi nhuận Coteccons giảm gần 60% xuống còn 94 tỷ đồng. Công ty Ricons tăng trưởng âm -33% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều “ông lớn” ngành xây dựng ghi nhận sự lao dốc lợi nhuận trong năm 2020

Tính chung trong năm 2020, Coteccons sụt giảm 38,5% và 35% so với năm trước. Tương tự, Ricons cũng giảm cả hai chỉ tiêu kinh doanh chính trong năm 2020 giảm 30% lợi nhuận ròng.

Công ty Xây dựng Hòa Bình cũng ghi nhận sự lao dốc mạnh trong năm vừa qua. Lợi nhuận doanh nghiệp riêng trong quý 4 năm 2020 đã thất thoát tới 96% chỉ vỏn vẹn 7,2 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng giảm xuống còn 5% thấp hơn 6,7% cùng kỳ năm ngoái. Công ty Hòa Bình cũng ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế thấp nhất trong năm năm trở lại đây.

3. Tiềm năng phát triển sau khó khăn

Công ty chứng khoán FPTS đánh giá tích cực về triển vọng phục hồi ngành xây dựng năm 2021 với tăng trưởng thực dự phòng đạt 7,2%. FPTS đưa ra dự đoán trên cơ sở dịch Covid-19 được kiểm soát và nền kinh tế được tạo điều kiện phát triển phục hồi.

Năm 2021 dự báo sẽ là “hồi thái lai” của ngành xây dựng

Trong năm 2021, các doanh nghiệp xây dựng hứa hẹn sẽ có một cuộc chạy đua khốc liệt để bù lại tổn thất năm 2020 và những chính sách thay đổi để thích nghi với dịch bệnh.
Một số động thái đổi mới tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Có nhiều nhà đầu tư lớn và thông thái hơn tham gia xây dựng với yêu cầu cao hơn về quy mô và phân phối dự án
  • Gia tăng mức độ quan tâm của khách hàng đối với các tòa nhà “thông minh” (ứng dụng kỹ thuật số như IoT, sử dụng năng lượng, vận hành hiệu quả…
  • Khách hàng chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững trong ngành.
  • Lao động lành nghề trở nên khan hiếm và đắt đỏ.
    Các quy định và quy tắc xây dựng đang thay đổi, trở nên hài hòa hơn để tạo ra phương pháp xây dựng tiêu chuẩn.

 

Một thị trường thay đổi, cùng với tiến bộ công nghệ và những nhân tố mới có tính đột phá sẽ tạo ra cú hích thay đổi toàn diện hoạt động của ngành. Những cú hích như công nghệ sản xuất mới, quá trình số hóa sản phẩm, số hóa các kênh bán hàng, công nghệ vật liệu mới đều được dự báo tăng lên so với giai đoạn trước.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

Ông Nguyễn Minh Thành

Quản lý hạ tầng và MEP

– Thạc sĩ Năng lượng điện và phát triển bền vững, Pháp
– Kỹ sư Điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội.


Ông Nguyễn Minh Thành có kiến thức sâu rộng về lắp đặt và xử lý sự cố hệ thống
điện và năng lượng tái tạo. Với kiến thức về mảng MEPF, đặc biệt năng lượng
tái tạo và kinh nghiệm thực tế, ông có thể quản lý và triển khai nhiều dự án và
hạng mục công việc.